Công nghệ Mesh Wifi là gì? Ưu, nhược điểm bạn PHẢI BIẾT

 

Công nghệ Mesh Wifi là một hệ thống mạng wifi với nhiều điểm truy cập có chung SSID và mật khẩu, được lắp đặt ở các vị trí khác nhau. Khi di chuyển giữa các vùng thì kết nối gần như không bị mất, giống như bạn đang kết nối vào một thiết bị phát sóng. Mời bạn khám phá chi tiết 8 thông tin cần biết dưới đây, để có góc nhìn tường tận nhất về Wifi Mesh.

Công nghệ Mesh Wifi là gì?

Mesh Wifi (hay Wifi Mesh) là công nghệ mạng không dây đột phá. Hiểu nôm na là các thiết bị wifi của nhiều hãng (có thể là bộ định tuyến hoặc bộ phát sóng access point) cho phép kết nối không dây, truyền tải băng thông trực tiếp với nhau (đa phần trên băng tần 5GHz) mà không cần kết nối dây. Khi một trong các điểm truy cập gặp phải sự cố thì các điểm khác tự động bổ sung lưu lượng. Các thiết bị trong hệ thống đảm nhiệm thay cho vị trí của điểm truy cập bị lỗi đó, cho đến khi điểm nó được khắc phục hoàn toàn.

 

Công nghệ Wifi Mesh được trang bị trên các thiết bị Wifi

Hệ thống Mesh Wifi là gì?

Mạng Mesh cơ bản là một hệ thống wifi diện rộng, nên còn được gọi là hệ thống Mesh Wifi. Khi bạn sở hữu một hệ thống Wireless Mesh Network (WMN) hoặc một Mesh, bạn đang có một loạt các thiết bị phát sóng WiFi hoạt động chung với nhau để tạo thành một mạng Wifi có vùng phủ sóng rất lớn. Hệ thống mạng không dây này có chung SSID và mật khẩu, khác với bộ định tuyến truyền thống. Hiểu một cách đơn giản hơn thì: Wifi Mesh là một hệ thống Wifi đồng nhất, trong đó các thiết bị Wifi được kết nối với nhau dưới dạng mạng lưới.

Khi lắp đặt hệ thống Mesh Wifi, bạn không chỉ kết nối được mạng wifi trong toàn bộ căn nhà, mà bạn vẫn có thế sử dụng mạng bình thường khi đứng ngoài sân hoặc ra khỏi khuôn viên sân nhà.

Mạng Mesh đã có từ rất lâu nhưng tới năm 2016 - sau khi ra mắt Eero Wifi System - thì hệ thống mạng wifi này mới bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Tính đến thời điểm hiện tại (2021) thì hầu như nhà sản xuất thiết bị mạng nào cũng đã giới thiệu hệ thống Wifi Mesh của mình. Mỗi nhà sản xuất sẽ gọi thiết bị phát sóng với tên khác nhau. Ví dụ như: cục Mesh, Base Station, Access Point, Hub, Node, Router chính và vệ tinh… Để giúp bạn đọc dễ theo dõi, mỗi thiết bị Wifi Mesh trong bài chúng tôi sẽ gọi tên chung là Hub. Thông thường, một hệ thống Mesh thường bao gồm 2 hoặc 3 Hub và các Hub đều giống nhau. Một trong số các Hub sẽ được làm Hub chính, kết nối với nguồn Internet. Các Hub còn lại là Hub phụ và được đặt ở các vị trí khác nhau trong ngôi nhà.

 

Hệ thống mạng lưới gồm các thiết bị Wifi Mesh kết nối với nhau

Xem thêm 10 hệ thống wifi mesh giá tốt nhất :  https://vietteltelecom.vn/tin-tuc/chi-tiet/10-he-thong-wifi-mesh-gia-tot-nhat-2021/19285780

Ưu điểm của tạo hệ thống Mesh Wifi

Hệ thống Wifi Mesh sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với hệ thống wifi truyền thống ở vùng phủ sóng rộng, tốc độ đường truyền nhanh và ổn định, kết nối đồng nhất, thiết kế mạng không cần đi dây... cụ thể như sau:

  • Tính bảo mật cao

Wifi Mesh là công nghệ mới có tính bảo mật cao. Việc kết nối mạng được tăng cường bảo mật sẽ giúp người sử dụng không bị mất mát hay bị ăn cắp thông tin khi sử dụng Internet.

  • Tốc độ đường truyền nhanh và ổn định

Dễ dàng nhận thấy điểm chung của hầu hết các bộ sản phẩm Wifi Mesh trên thị trường hiện nay đều được trang bị băng tần kép (Dual-Band), hỗ trợ chuẩn Wifi AC (Wifi 5) trở lên. Do đó đảm bảo tốc độ đường truyền nhanh và ổn định hơn hẳn các thiết bị phát wifi chuẩn cũ.

 

Hệ thống Mesh Wifi (2 hoặc 3 Hub) cho vùng phủ sóng rộng gấp từ 2 đến 3 lần

  • Phạm vi mở rộng sóng wifi cực kỳ rộng

Một Access Point (AP) chỉ có một vùng phủ sóng nhất định. Nhất là với AP sở hữu cấu hình cơ bản sẽ không thể phủ sóng hết một phạm vi rộng lớn, ví dụ như nhà nhiều tầng, văn phòng, trường học, khách sạn... Trong khi đó, một bộ thiết bị Wifi Mesh phổ biến thường có từ 2 hoặc 3 Hub kết nối với nhau thành một vùng phủ sóng rộng gấp từ 2 đến 3 lần so với vùng phủ sóng của một access point thông thường.

Các nhà sản xuất bán các gói thiết bị Wifi Mesh rất linh hoạt, ví dụ như Home Wifi của Viettel có bộ 2 thiết bị cho vùng phủ sóng lên đến 200m2 và bộ 3 thiết bị cho vùng phủ sóng lên đến 300m2. Càng đặt nhiều điểm phát sóng, mạng lưới wifi càng rộng, có thể lên đến hàng kilomet. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng thực tế mà bạn có thể thêm hoặc bớt các Hub cần dùng.

  • Kết nối đồng nhất, không bị ngắt quãng trong quá trình sử dụng

Một hệ thống Mesh Wifi hoạt động như một mạng wifi đồng nhất, do đó thiết bị của bạn sẽ tự động chuyển đổi kết nối rất nhanh giữa các đơn vị phát sóng trong mạng lưới. Như vậy, nếu bạn di chuyển trong khắp vùng phủ sóng thì kết nối gần như không bị mất. Giống như thể bạn chỉ đang kết nối vào đúng một thiết bị phát sóng wifi vậy.

  • Không cần đi dây mạng qua từng Hub (điểm truy cập)

Hệ thống mạng Mesh chỉ cần đi dây cho nguyên Hub chính. Các Hub phụ sẽ được kết nối không dây với nhau thông qua sóng wifi (thường là sóng của băng tần 5GHz). Điều này sẽ giúp tiết kiệm chi phí thi công lắp đặt, tăng thẩm mỹ khi sử dụng. Hệ thống Wifi Mesh quả thật là giải pháp đặc biệt phù hợp với những vị trí không thể đi dây LAN.

  •  Khả năng chịu tải tốt

Số lượng thiết bị kết nối vào hệ thống Wifi Mesh có thể đạt ngưỡng 50 người dùng hoặc hàng trăm người dùng cùng một lúc. Tất cả phụ thuộc vào RAM được trang bị. RAM càng lớn, khả năng chịu tải càng lớn.

  •  Thiết lập mạng dễ dàng

Điểm tiện lợi của tạo hệ thống Mesh Wifi hơn hẳn hệ thống Wifi truyền thống chính là cách thiết lập dễ dàng và đơn giản. Nếu như khi cài đặt hệ thống wifi truyền thống, bạn cần thiết lập cho từng thiết bị kết nối với router, sau đó mới tiến hành cài đặt một tên mạng riêng (SSID) cho từng thiết bị. Ngoài ra, nếu bạn có thay đổi thiết lập gì trên router, bạn cũng sẽ phải chỉnh sửa lại thiết bị mở rộng lần nữa. Trong khi đó, khi sở hữu hệ thống Wifi Mesh, bạn chỉ cần thiết lập Hub chính, sau đó việc kết nối các Hub còn lại rất đơn giản. Các cục Hub phụ sẽ được kết nối với Hub chính qua sóng wifi, đặc biệt, bạn không cần chỉnh và cài đặt cho từng Hub.

  •  Quản lý thông minh

Thay vì phải truy cập vào từng trang quản trị phức tạp của router, thì khi sở hữu hệ thống mạng Mesh bạn hoàn toàn có thể quản lý các Hub thông qua ứng dụng đơn giản trên điện thoại. Do đó, mọi việc thay đổi các thiết lập và khái quát hệ thống mạng wifi gia đình trở nên đơn giản rất nhiều.

Nhược điểm của hệ thống Mesh Wifi

Bên cạnh các ưu điểm vượt trội thì tạo hệ thống Mesh Wifi cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. Tuy nhiên nếu biết cách bạn vẫn hoàn toàn có thể khắc phục và sử dụng mạng mesh tiện lợi.

  •  Vùng phủ sóng rộng nhưng tốc độ kết nối Internet bị suy giảm

Các chuyên gia công nghệ mạng sau khi test thực tế đưa ra kết luận: Qua mỗi kết nối Hub, băng thông sẽ bị suy giảm ít nhất 20-30% so với Hub chính. Điều này là dễ hiểu, bởi bản chất sóng wifi là không ổn định và rất khó kiểm soát. Nên các kết nối không dây sẽ đảm bảo kết nối ổn định hơn hẳn so với kết nối không dây.

  •    Tín hiệu mạng Mesh bị ảnh hưởng khi gặp thời tiết xấu

Mesh kết nối vô tuyến nên khi hệ thống gặp thời tiết xấu (mưa gió, độ ẩm cao, bão,...) sẽ ảnh hưởng tới kết nối. Do đó, nếu bạn lắp đặt hệ thống Mesh ngoài trời, bạn nên ưu tiên kéo dây mạng đến từng Hub hoặc cân nhắc sử dụng các giải pháp lắp đặt wifi chuyên dụng phù hợp.

Trên đây là 8 điều cần biết khi tìm hiểu về hệ thống Mesh Wifi giúp bạn lựa chọn được hệ thống mạng Wifi Mesh đúng nhu cầu và phù hợp với khả năng chi trả của mình. 

Nguồn bài viết:

https://vietteltelecom.vn/tin-tuc/chi-tiet/he-thong-mesh-wifi-la-gi-08-uu-diem-ban-nhat-dinh-phai-biet/10256500

#wifimesh #congnghewifimesh #tuvanwifimesh #wifimeshviettel


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

8 bước lắp đặt hệ thống mạng wifi gia đình tiết kiệm, hiệu quả

Home Wifi Viettel - Thiết bị Wifi Mesh phủ sóng rộng tốt nhất hiện nay

CHUYỂN MẠNG GIỮ SỐ LÀ GÌ VÀ CÁC BƯỚC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO ?